Bệnh tả là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng và Cách điều trị

by chiennguyen
0 comment

Bệnh tả do vi khuẩn tả gây ra, đây là căn bệnh thường gặp khi chúng ta tiếp xúc với nguồn nước và thực phẩm bẩn. Bài viết này An toàn vệ sinh sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về “Bệnh tả là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng và Cách điều trị“. 

Bệnh tả là gì?

Bệnh tả (Cholera) là một bệnh nhiễm trùng đường ruột do vi trùng Vibrio cholerae gây ra, độc tố của vi trùng này gây tiêu chảy nặng kèm theo mất nước và có thể dẫn đến tử vong trong một số trường hợp.

Triệu chứng của bệnh tả

Hầu hết, mọi người sẽ không có dấu hiệu bị bệnh hay biết mình nhiễm bệnh khi tiếp xúc với vi khuẩn tả. Tuy nhiên, vi khuẩn tả sẽ còn trong phân 7-14 ngày nên chúng vẫn có thể lây nhiễm sang người khác thông qua nguồn nước bẩn. Những trường hợp nhẹ và trung bình của bệnh tả đa số khó có thể phân biệt được với các bệnh cũng gây tiêu chảy. Chỉ có khoảng 1 trong số 10 người nhiễm vi khuẩn xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh dịch tả, thường là trong vòng một vài ngày sau nhiễm.

Triệu chứng bệnh tả là tiêu chảy

Tiêu chảy khi bị bệnh tả

Các triệu chứng của bệnh tả bao gồm:

  • Bị tiêu chảy, đi ngoài liên tục, phân lỏng hoặc nước
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Cơ thể mất nước
  • Mất cân bằng điện giải: đặc trưng là chuột rút, sốc, co giật. Nếu không được điều trị có thể gây tử vong đột ngột
  • Thay đổi tri giác
  • Mệt mỏi, hôn mê

Nguyên nhân nào gây ra bệnh tả?

Vi khuẩn vibrio cholerae (khuẩn tả) là nguyên nhân gây ra bệnh. Tuy nhiên, độc tố cholerae do vi khuẩn tả sản sinh, phát triển trong ruột non chính là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra bệnh. Độc tố này liên kết với thành ruột non, cản trở dòng chảy bình thường của natri và clorua, làm cho cơ thể phải tiết ra một lượng nước khổng lồ, dẫn đến tiêu chảy, mất một lượng lớn nước và điện giải.

Ăn đồ tươi sống không qua đun nấu gây ra bệnh tả

Bệnh thường gặp ở những người sử dụng nguồn nước ô nhiễm, ngoài ra sò ốc, hải sản sống, rau củ, trái cây tươi và các loại thực phẩm khác cũng có thể chứa vi khuẩn cholerae.

Bệnh tả cực kỳ phổ biến ở những nơi có điều kiện vệ sinh kém, môi trường ô nhiễm, nguồn nước bẩn, dân cư đông đúc, chiến tranh và nạn đói. Dịch tả thường xuất hiện ở những khu vực như châu Phi, Nam Á và Mỹ Latinh. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng sẽ nguy hiểm hơn nếu xuất hiện ở người già và trẻ nhỏ.

Cách điều trị bệnh tả hiệu quả

Vì bệnh tả gây tiêu chảy nặng và mất nước vì thế người bệnh cần bổ sung đầy đủ nước, đường và muối. Thường thì người bệnh được bác sĩ tiêm vào mạch máu để không phải qua đường ruột. WHO (Tổ chức y tế thế giới) khuyên nên cho người bệnh tả uống 1 dung dịch muối và đường gồm thành phần sau:

  • Gluco (đường nho) 20 g/l
  • Bicacbonat natri 2,5 g/l
  • Clorit natri (muối ăn) 3,5 g/l
  • Clorit kali 1,5 g/l

Dùng kháng sinh trong điều trị bệnh tả có tác dụng làm giảm khối lượng và thời gian tiêu chảy.

Các điều trị này sẽ giúp người bệnh trái khỏi tình trạng tử vong giản từ 60% xuống còn 1%. Cách phòng bệnh tốt nhất là phải sử dụng nước sạch trong ăn uống và sinh hoạt. Chủng ngừa bệnh chỉ có hiệu lực trong vòng khoảng 6 tháng và chỉ ở khoảng 80% người được tiêm chủng.

Những cách phòng tránh bệnh tả

Người nhiễm bệnh tả thường có những triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí có thể có gây tử vong. Vì vậy, phòng bệnh hơn chữa bệnh, cách tốt nhất là thực hiện các biện pháp bảo vệ bản thân để phòng tránh bệnh tả. Dưới đây là một số bí quyết phòng bệnh.

Xây dựng thói quen phòng chống bệnh tả

Sử dụng nước sạch

Luôn dùng nước sạch khuẩn để uống và đun nấu. Mọi gia đinh cần thường xuyên mang mẫu nước đi xét nghiệm vi khuẩn, nếu mẫu nước dương tính với vi khuẩn thì cần có biện pháp khắc phục. Tránh uống nước trực tiếp không qua xử lý. Đun sôi nước một lúc trước khi uống. Ngoài ra, tiện lợi và nhanh chóng hơn đó là sử dụng máy lọc nước.

Luôn rửa sạch tay

Hàng ngày có rất nhiều thời điểm để chúng ta phải rửa tay. Sau khi đi vệ sinh, khi nấu nướng, trước và sau khi ăn uống, ở ngoài đường về, sau khi đụng vào những đồ vật chứa nhiều vi khuẩn như tiền, bàn ghế công cộng, sách báo… Mỗi lần rửa tay cần kết hợp với xà phòng hoặc dung dịch diệt khuẩn. Nếu bạn không có điều kiện rửa thì nên trang bị một dung dịch khử khuẩn tay trong túi.

Dụng cụ ăn uống cần đảm bảo sạch sẽ

Luôn đảm bảo thìa, đũa, bát đĩa, xoong nồi, cốc chén hay những dụng cụ chứa đồ ăn, đồ uống luôn luôn sạch sẽ. Phải rửa bát đĩa ngay sau khi ăn, rửa xong cần lau khô rồi hẵng cất vào chạn. Hạn chế tích trữ bát đĩa bẩn trong bồn rửa, không được để các dụng cụ này luôn ẩm ướt. Thay miếng rửa bát thường xuyên.

Ăn và chế biến thực phẩm cẩn thận

Thực phẩm cần mua ở những nới đảm bảo, xuất xứ rõ ràng, tránh mua phải thực phẩm bẩn nhiễm hóa chất, nguồn gốc từ Trung Quốc. Cần rửa và vệ sinh các thực phẩm tươi sống bằng nước muối, chanh, giấm hoặc nguồn nước chứa nano bạc tươi. Lắp đặt máy lọc nước để có nguồn nước đun nấu sạch. Sau khi nấu nên được ăn ngay trong vòng 2 giờ. Hạn chế để thức ăn thừa qua đêm, vì càng để lâu, lượng vi khuẩn trong thực phẩm càng tăng và bạn có nhiều khả năng bị nhiễm trùng. Không nên ăn những thực phẩm tươi sống nếu chưa chắc chắn về độ sạch.

Giữ gìn vệ sinh cá nhân

Nên giữ vệ sinh cơ thể để phòng tránh bệnh tả. Mỗi ngày tắm ít nhất 1 lần, thay đồ lót, quần áo bẩn hàng ngày. Cắt móng tay thường xuyên để có thể đảm bảo vi khuẩn từ móng tay không dính vào thực phẩm khi chế biến hoặc khi ăn. Đối với những địa bàn không có nước máy, thì cần lắp đặt máy lọc nước công nghiệp cho sinh hoạt hằng ngày. Tránh chạm vào những vật dụng không cần thiết. Ngoài ra, luôn nhắc nhở, tạo thói quen cho trẻ nhỏ không ngậm tay hay đồ chơi…

Bệnh tả rất nguy hiểm. Nhưng nếu chúng ta phòng bệnh đúng cách thì không có gì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và gia đình.

You may also like

Leave a Comment