4 thời khắc nguy hiểm nhất của đời theo ngày, tháng, năm, chuẩn hơn cả toán mệnh

by chiennguyen
0 comment

Có người hôm nay rất khoẻ mạnh nhưng không biết chắc ngày mai sẽ mắc bệnh hay gặp nạn gì, thậm chí hết mệnh lìa đời. Số phận vốn đã được định trước nhưng cũng có thể cảnh báo trước một số điều hoặc thay đổi hoàn toàn, điều đó đều do bạn quyết định.

Toán mệnh, là số phận mỗi người đã được trời định rõ, đặc biệt là liên quan đến an nguy của tính mạng, nên càng khiến cho nhiều người chú ý. Do vậy những ai hiếu kỳ sẽ rất muốn đi đoán mệnh, mong sẽ biết trước một chút.

Nhưng đây là thiên cơ chưa hẳn có thể tiết lộ, cho nên đoán mệnh chỉ có thể thỏa mãn lòng hiếu kỳ, cũng không thể nghiệm chứng nó có phải là chuẩn xác không. Vì nếu biết trước nạn gì sẽ đến bạn chẳng phải sẽ tìm cách tránh né.

4 thoi khac nguy hiem nhat cua doi theo ngay, thang, nam, chuan hon ca toan menh
 

Nhưng theo thời đại khoa học tiến bộ, rất nhiều nguy hiểm cũng có thể sớm biết trước, như có thể dự báo thời tiết, báo động sớm trước 10 giây trận địa chấn mà giúp hàng ngàn người thoát nguy. Như vậy đời người có thời khắc nguy hiểm nào có thể biết trước đây? Thật đúng là có tồn tại!

Căn cứ công tác thống kê tư liệu lâm sàng cùng sinh lý học, lý luận hoàn cảnh sống và tuổi tác, thời điểm tối nguy hiểm nhất con người phải nên lưu tâm là: Trong một ngày thời khắc nguy hiểm nhất là bình minh, trong một tháng thời gian nguy hiểm nhất là giữa tháng, trong một năm nguy hiểm nhất là tháng cuối năm, trong cả đời nguy hiểm nhất là giai đoạn trung niên. Cụ thể nói rõ như sau:

Bình minh

Nhiều người còn trong giấc mộng, huyết áp, thân nhiệt của cơ thể đều ở vào điểm thấp nhất, máu lưu thông chậm chạp, huyết dịch nồng độ khá đặc, cơ bắp lỏng lẻo, dễ dàng phát sinh tình trạng thiếu máu não. Theo công tác thống kê, trong một ngày số người bệnh tim mạch tử vong vào thời điểm bình minh chiếm 60%.

Để làm giảm tổn thương cho huyết quản gây ra bởi sự thay đổi áp lực lên huyết quản trước và sau khi ngủ, các chuyên gia tư vấn như sau:

Một là, sau khi tỉnh dậy không được lập tức đứng dậy, mà trước hết cần nằm trên giường nửa phút.


Ba là, dựa vào cạnh giường đứng dậy nửa phút rồi mới ra khỏi giường hoạt động. Mọi hoạt động diễn ra từ từ như vậy sẽ làm cho các cơ quan của cơ thể thích ứng với sự thay đổi, giảm nguy cơ ngã vật xuống do áp lực lên mạch máu từ việc đứng dậy đột ngột gây ra.
Hai là, sau khi ngồi dậy thì ngồi cạnh giường nửa phút.

Giữa tháng

Ngày 15 âm lịch về sau, là thời gian cực kỳ nguy hiểm đối với sinh mạng trong một tháng. Có chuyên gia nghiên cứu cho rằng điều này quan hệ với khí tượng thuỷ văn. Mọi người đều biết: Mặt trăng có lực hút, nó có thể khiến cho nước biển dâng lên hạ xuống tạo thành thuỷ triều; đối với huyết dịch trong cơ thể cũng có thể có tác dụng.

Mỗi khi trăng sáng treo trên cao, các nhà khoa học phát hiện lúc này áp lực của huyết dịch có thể biến đổi xuống thấp, huyết quản phải chịu sức nén trong và ngoài chênh lệch do ảnh hưởng của tim và lực hút của mặt trăng, có thể dễ dàng gây xuất huyết não.

Cuối năm

Có quan hệ điều tra tư liệu cho thấy: Số người tử vong trong 1 năm thì tháng 12 luôn đứng đầu, tổng số tử vong chiếm 10, 40%, mà tháng 9 so sánh là tháng an toàn nhất, tử vong chỉ chiếm tổng số 7,11%, hẳn là có nguyên nhân.

Thời điểm cuối năm, khí hậu rét buốt khắc nghiệt, người có tuổi tinh thần khẩn trương, tâm tình kích động, ăn uống mất cân bằng, giấc ngủ thất thường, sức chống cự giảm xuống, dễ dàng phát sinh hoặc tái phát bệnh tật.


Đúng là độ tuổi tinh lực tràn đầy, nhưng cũng chính là giai đoạn tuế nguyệt, sinh lý bắt đầu biến hóa, nội tiết khởi đầu mất cân đối, sức miễn dịch bắt đầu hạ thấp. Thêm nữa, lúc này mọi người phải chịu gánh nặng công việc, trong nhà trên có bố mẹ dưới, dưới có con nhỏ, là đàn ông thì lại càng nặng gánh gia đình.
Trung niên

Sứ mệnh cao cả của đấng mày râu đôi khi buộc bạn phải lao tâm khổ tứ, mà quá độ thì lực sinh không đủ dùng, chưa già đã yếu, mà bệnh mãn tính hoặc ung thư cũng sẽ theo từng năm đến mà tiến triển, cũng tại mọi người lơ là quên việc yêu thương chính mình mà phát triển trở thành bệnh nan y trí mạng.

Vậy lẽ bỏ mặc không quan tâm cha mẹ, vợ con mình. Người xưa dạy: “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ“. Rõ là cần phải tu thân thì mới có thể làm lên tiểu sự lẫn đại sự. Đức Phật sao có thể giáo hoá rất nhiều người như vậy là vì Ông có cả Từ Bi lẫn Trí Huệ. Dù không tu luyện nhưng nếu hiểu được đạo lý này chúng ta cũng sẽ thụ nhận được lợi ích.

Cha mẹ đối với con cái có tình thương (một phần của lòng Từ bi) quá thâm tình, trẻ được nuông chiều sẽ trở thành những cô chiêu cậu ấm, ra xã hội chơi bời lêu lổng, hút hít ma tuý, đâm ra hại con mà không hay nên cần phải có Trí huệ, đầu óc sáng suốt, thưởng phạt phân minh.

Nhưng cũng có người cha quá nghiêm khắc với con cái, chỉ quen dùng đòn roi thì người con sẽ trở nên ức chế, tình cảm cha còn ngày càng xa cách, làm việc gì cũng chỉ để đối phó mà không xuất từ nội tâm. Đành rằng “thương cho voi cho vọt” nhưng lúc này cũng cần phân tích đúng sai thể hiện mọi điều mình làm chỉ mong con sớm lên người.

Đối với vợ thì người chồng cần thông cảm, coi trọng vai trò vợ mình, không ghen tuông vô cớ; đối với cha mẹ già một lòng thành kính thì con cái cũng sẽ noi gương và đối xử với mình như vậy sau này khi về già.

Vận mệnh, tai ương của mỗi người hoàn toàn có thể thay đổi nếu như tâm thái bạn thay đổi theo chiều hướng tích cực và luôn đặt lợi ích người khác lên trước.

You may also like

Leave a Comment