Mẹ bầu cần chú ý đến nguồn nước uống khi mang thai

by chiennguyen
0 comment

Nguồn nước uống có liên quan trực tiếp tới sức khỏe của chúng ta và càng quan trọng hơn với sức khỏe của thai phụ. Khi mang thai, các bà mẹ trẻ cần lưu ý để không vô tình dùng phải nước uống bị ô nhiễm, tránh những nguy cơ cho bản thân và thai nhi.

Nước uống quan trọng như thế nào trong quá trình mang thai?

Nước uống liên quan trực tiếp tới sức khỏe của thai phụ. Khi mang thai, các mẹ bầu cần lưu ý để không vô tình uống phải nước bị ô nhiễm, tránh những nguy cơ cho bản thân và thai nhi.

Trong thai kỳ, các bà mẹ có xu hướng đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường. Thai phụ cần khoảng 3 lít nước mỗi ngày (tương đương 10 đến 12 ly) để hỗ trợ quá trình trao đổi chất của cơ thể, đồng thời ngăn ngừa tình trạng mất nước. Việc uống đủ nước cũng giúp đảm bảo nước ối cho thai nhi phát triển bình thường, giảm các triệu chứng ốm nghén, ngăn ngừa táo bón,… Cơ thể nhận đủ nước còn giúp làm loãng nước tiểu, giảm nguy cơn nhiễm trùng đường tiết niệu – một bệnh lý thường gặp khi mang thai.

Những nguy cơ đến từ nguồn nước không an toàn

 Một trong những nguy cơ tiềm ẩn đối với thai phụ đến từ nước uống đó là sử dụng phải nguồn nước ô nhiễm mà không hay biết. Một nghiên cứu của Đại Học Princeton năm 2013 cho thấy phụ nữ mang thai dùng nước bị ô nhiễm có thể gây hại đến thai nhi, đứa trẻ bị sinh non hoặc nhẹ cân.

Trong thực tế nước có nhiều nguy cơ bị ô nhiễm – chủ yếu do các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người – trở thành nguồn lây bệnh nguy hiểm cho người dùng. Chẳng hạn trong nước có thể chứa các loại vi khuẩn nguy hiểm tới sức khỏe như E.coli, Coliforms,… thậm chí các kim loại nặng như sắt, chì. Sự ô nhiễm nguồn nước thật không may là mắt thường chúng ta không thể phát hiện được.

Trong thời gian mang thai, sức đề kháng của thai phụ giảm đáng kể nên các loại vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn E.Coli hay Coliforms có thể tấn công dễ dàng hơn bình thường, gây đau bụng, tiêu chảy hay viêm ruột cấp. Trường hợp nặng gây nôn mửa, tiêu chảy cấp, dẫn đến mất nước, rất nguy hiểm cho thai nhi. Em bé trong bụng có thể bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển. Trong trường hợp nặng, thai nhi có thể bị chết lưu.

Chì là một kim loại có hại với mọi đối tượng tiếp xúc, đặc biệt gây hại nhiều với trẻ em và phụ nữ mang thai. Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ khuyến cáo mức độ chì trong nước uống phải được giới hạn dưới 0.015 mg/L. Nhưng thai phụ không may dùng nguồn nước nhiễm chì, chất này có thể tích tụ trong cơ thể, cạnh tranh với mô xương và vượt qua hàng rào nhau thai khiến thai nhi bị phơi nhiễm. Chì có thể thâm nhiễm vào cơ thể thai nhi từ tuần thứ 20 của thai kỳ. Thai nhi bị nhiễm chì để lại hậu quả rất nghiêm trọng: bị giảm tăng trưởng và có thể bị sinh non. Một nghiên cứu của đại học Harvard còn cho thấy những thai nhi nhiễm chì có thể bị ảnh hưởng tới chỉ số IQ. Điều đáng lo ngại là chì có thể có mặt ở quanh ta và phát tán vào nước: trong sơn nhà của những ngôi nhà cũ hay trong ống nước bị ăn mòn,…

Phòng tránh nguy cơ từ nguồn nước ô nhiễm

Để tránh nguy cơ sức khỏe cho thai phụ từ nguồn nước bị ô nhiễm, chúng ta cần chọn nguồn nước tinh khiết và an toàn cho mẹ bầu. Trước hết, hãy chọn cho gia đình nguồn nước sạch để sử dụng. Bên cạnh đó, các mẹ bầu cũng cần bảo vệ bản thân và gia đình bằng cách dùng thiết bị lọc nước uy tín, công nghệ hiện đại, … nhằm loại bỏ vi khuẩn, kim loại nặng trước khi ăn hoặc uống. Với nước đun sôi để nguội, nên uống hết trong ngày để tránh tái nhiễm vi khuẩn, không nấu đi nấu lại nhiều lần. Đặc biệt, thai phụ cũng cần cẩn trọng không uống nước đá không rõ nguồn gốc.

You may also like