Điểm danh 5 loại thiết bị điện dễ hỏng vào mùa mưa ẩm

by Trang.ha
0 comment

1. Các loại thiết bị điện dễ hỏng khi trời chuyển nồm ẩm, mưa phùn

– Tivi
Tivi là thiết bị điện dễ hỏng và chập điện nhất trong những ngày mưa bởi tivi thường được kê trên sát tường, trong hộc tủ hoặc đặt trực tiếp lên sàn nhà nên dễ gây ra tình trạng tích tụ hơi ẩm.
Các “bệnh” của tivi khi gặp trời nồm ẩm có thể kể đến như nhoè hình, chất lượng hình ảnh giảm sút, nhiễu, thậm chí chập điện.
– Loa, amply
Bên cạnh tivi thì các thiết bị loa, amply cũng nằm trong nhóm dễ bị hỏng hóc, giảm sút chất lượng đáng kể trong những ngày này.
Với dàn âm thanh khi gặp môi trường có độ ẩm cao, đặc biệt là khi đặt ở trên sàn hoặc trong hộc tủ. Các chi tiết bằng kim loại dễ bị gỉ sét ăn mòn, còn loa với chất liệu gỗ sẽ bị mục, mốc gây ảnh hưởng tới chất âm.
– Laptop, máy vi tính
Laptop, máy vi tính cũng được liệt vào hàng đồ điện tử dễ hỏng hóc trong những ngày trời nồm, ẩm.
Tuy nhiên do máy vi tính thường được đặt ở vị trí cao và thoáng (trên mặt bàn) nên tình trạng tiếp xúc với không khí ẩm cũng giảm bớt. Nhưng bạn cũng nên chú ý lau chùi, tránh dùng máy nhiều vào những ngày mưa bão to.
– Máy giặt
Vào mùa mưa, sau khi sử dụng hãy rút phích cắm ra để tránh xảy ra hiện tượng rò điện, gây nguy hiểm cho trẻ em và mọi người xung quanh.
Tránh đặt máy giặt ở nơi ẩm ướt như trong phòng tắm, hay nơi có ánh nắng chiếu trực tiếp vào. Bạn có thể sử dụng giá đỡ máy giặt để hạn chế tình trạng nước tiếp xúc trực tiếp với máy, dễ gây hư hỏng.
– Ổ điện, bảng mạch điện
Chúng ta đôi khi quá để tâm đến những thiết bị điện mà vô tình quên đi những ổ điện, hay bảng mạch tổng nhỏ bé. Kỳ thực, đây lại là những chi tiết dễ dẫn đến cháy/chập nhất nếu như có sự cố xảy ra.
Lý do là vì ổ điện và bảng mạch đa số đều được đặt sát tường, hoặc trong góc nhà. Khi trời mưa tường nhà bắt đầu xuất hiện tình trạng “chảy nước”, thì ổ điện và bảng mạch điện là những nơi đầu tiên gặp nguy hại.
– Điện thoại, máy ảnh
Nằm trong nhóm “ít nguy cơ ảnh hưởng”, tuy nhiên điện thoại và máy ảnh vẫn là những thiết bị cần được lưu ý trong những ngày nồm ẩm.
Đối với điện thoại, nguy cơ dẫn đến chập điện cao nhất là khi cắm vào ổ điện. Bên cạnh đó, hiện nay có không ít người dùng sử dụng các cục sạc giá rẻ, chất lượng không đảm bảo. Việc sử dụng các cục sạc này trong những ngày nồm, ẩm có thể để lại hậu quả khôn lường.
Đối với máy ảnh, cần bảo quản kĩ lưỡng vì bao gồm rất nhiều chi tiết tinh vi, có độ chính xác cao bên trong. Do đó, máy ảnh có thể ít dẫn đến cháy, chập, nhưng lại dễ dàng bị nấm mốc, giảm độ sáng,…

2. Cách bảo quản thiết bị điện tử trong mùa mưa bão

Đối với mỗi thiết bị điện sẽ có các cách bảo quản và xử lý tình huống khác nhau trong điều kiện thời tiết mưa ẩm, hãy cùng tìm hiểu xem có những biện pháp nào nhé!
– Đặt thiết bị ở vị trí khô ráo
Trong mùa nồm ẩm, rất khó để có thể tìm được một nơi thực sự khô ráo trong nhà. Tuy nhiên, nếu muốn các thiết bị điện không bị hỏng hóc, cháy nổ thì bạn buộc phải để các thiết bị này ở một nơi an toàn nhất.
Nên đặt các đồ dùng điện tử cách tường 10 – 15cm và cách nền nhà khoảng 80cm. Đây chính là khoảng cách an toàn nhất giúp cho các thiết bị nhà bạn giảm nguy cơ hỏng hóc do ẩm ướt.
– Đảm bảo nguồn điện
Khi mưa xuống thì không khí thường rất ẩm, kèm theo mưa giông và sấm sét… rất dễ gây các sự cố chập điện, rò rỉ điện năng. Khi sử dụng các thiết bị điện trong nhà nên sử dụng nguồn điện ổn định, an toàn. Bên cạnh đó bạn nên lắp đặt các thiết bị chống giật, hay các thiết bị bảo vệ nguồn điện UPS… Không nên sử dụng chung ổ cắm cho các thiết bị điện.
Tốt nhất nên dùng nhiều aptomat để khi dùng điện có sự cố sẽ được ngắt mạch nhanh chóng hoặc aptomat sẽ tự động dừng lại khi có tình huống chập mạch xảy ra.
– Vệ sinh, bảo dưỡng các thiết bị điện định kỳ
Vào đầu mùa mưa nên kiểm tra lại tất cả nguồn điện trong nhà để đảm bảo an toàn. Khi xảy ra mưa giông, sấm sét nhiều nên ngắt nguồn điện của các thiết bị điện để đảm bảo an toàn.
Tránh sử dụng các thiết bị điện khi chưa được khắc phục những hư hỏng. Không tự ý sửa chữa các thiết bị điện khi không có tay nghề hay đầy đủ các thiết bị chuyên dụng.
Xem thêm: bình nước nóng gián tiếp
– Sử dụng thường xuyên
Bạn nên bật các thiết bị như tivi, máy tính, dàn âm thanh, lò vi sóng…ít nhất 1 lần 1 ngày. Nguyên nhân bởi khi hoạt động, các thiết bị điện tử sẽ có cơ chế tỏa nhiệt, làm nóng và tự sấy khô linh kiện bên trong chúng.
Đối với những thiết bị như tivi, amply, loa,… cần duy trì sử dụng đều đặn mỗi ngày ít nhất từ 5 – 10 phút. Vì khi hoạt động, các thiết bị này sinh nhiệt, và sẽ giải phóng lượng không khí ẩm tích tụ bên trong.
Ngoài ra, bạn cũng có thể để thiết bị điện tử của gia đình ở chế độ chờ trong một khoảng thời gian nhất định mà không tắt hẳn nguồn điện. Khi ở chế độ chờ, các thiết bị này không tắt hẳn, chúng vẫn có khả năng sinh nhiệt giúp các linh kiện bên trong không bị ẩm.
– Để gần các thiết bị thường xuyên hoạt động
Nếu như gia đình bạn hay mở tivi, máy tính bạn có thể đặt các thiết bị điện tử nhỏ ít dùng khác ở cạnh. Cách làm này đơn giản nhưng lại mang đến hiệu quả cao. Hơi ấm từ các thiết bị đang dùng sẽ giúp hong khô các thiết bị bên cạnh.
Tuy nhiên, khi áp dụng cách làm này bạn cần lưu ý không nên để trong thời gian quá dài hoặc quá gần nguồn điện của thiết bị đang phát vì có thể gây nóng và làm giòn các vi mạch điện tử, làm hỏng các thiết bị gần nó.
– Lắp đặt chống sét
Biện pháp chung để bảo vệ an toàn các thiết bị điện là lắp đặt thiết bị chống sét như cột thu lôi hoặc dây thu sét, lưới thu sét… Các thiết bị trên sẽ giúp bảo vệ các thiết bị điện cũng như giảm các sự cố đáng tiếc do sét gây ra vào mùa mưa.
Ngoài ra chống sét còn giúp an toàn cho cả gia đình bạn. Thế nhưng kỹ thuật lắp đặt cột thu sét cần đảm bảo đúng kỹ thuật để đảm bảo an toàn cho người và cả gia đình nhé.
– Lắp thiết bị tiếp đất cho thiết bị điện
Dây chống sét là thiết bị dùng để dẫn dòng điện sét xuống đất, bao gồm dây nối đất và cực nối đất. Điện trở nối đất của chúng càng bé thì điện thế ở chỗ sét đánh càng nhỏ.
Tại các vị trí cột phải thực hiện nối đất cho dây chống sét, nếu nối đất không thể đạt trị số yêu cầu thì có thể bỏ qua một vài vị trí cột không nối đất thay vào đó nên tăng cường cách điện đường dây để không cho xảy ra phóng điện.
– Hạn chế mở cửa khi không cần thiết
Trong mùa mưa độ ẩm trong không khí thường cao cần cho các thiết bị điện chạy thường xuyên hơn. Các nhà khoa học cũng khuyến cáo không nên bật quạt, mở cửa thoáng khi trời nồm vì càng mở cửa thì không khí ẩm bên ngoài bay vào càng nhiều.
Việc dùng quạt để hong khô là một sai lầm lớn vì sẽ làm cho hơi nước càng ngưng tụ, ẩm mốc nhiều hơn. Cần hạn chế sự xâm nhập của hơi ẩm vào nhà bằng cách đóng kín cửa lại.
– Lắp hệ thống chống ẩm
Nếu có nhiều thiết bị, bạn cần mua một tủ chống ẩm khoảng 30-40 lít, nếu thiết bị có ít, bạn chỉ cần mua một hộp chống ẩm dung tích khoảng 20 lít.
Không nên tự ý tháo dỡ và thay thế các thiết bị điện vì rất dễ gây rò rỉ điện mà vào mùa mưa độ ẩm trong không khí cao nên dù chỉ là một rò rỉ nhỏ cũng cực kì nguy hiểm.
– Đặt thiết bị trong không gian có sử dụng máy hút ẩm
Đối với các thiết bị điện thì hơi nước trong không khí sẽ vào trong linh kiện dễ gây chập mạch, nguy hiểm cho người sử dụng. Vì thế mà một chiếc máy hút ẩm sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng này, máy hút ẩm sẽ giúp làm khô hạn chế tình trạng ẩm ướt cho thiết bị.
– Đặt thiết bị trong phòng điều hòa
Bạn nên đóng cửa và bật điều hòa ở chế độ hút ẩm. Cách làm này giúp phòng khô ráo và bảo vệ các thiết bị điện trong phòng không bị hư hỏng.
Khi bật máy lạnh, bạn cần chú ý để ở chế độ lạnh khô (chế độ Dry có hình giọt nước trên điều khiển) và để ở chế độ nóng với điều hòa hai chiều. Mỗi ngày bạn nên thực hiện điều này 1 – 2 lần, mỗi lần khoảng 30 – 45 phút.
Ngoài ra, với các thiết bị điện tử nhỏ gọn bạn có thể bỏ vào hộp sau đó để thêm vài gói hút ẩm sẽ giúp bảo vệ các thiết bị này khỏi thời tiết nồm ẩm.

You may also like