Những bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ em

by chiennguyen
0 comment

Làn da của trẻ em thường mỏng và nhảy cảm hơn người lớn rất nhiều. Chính vì vậy, dễ bị kích ứng, mẫn ngứa khiến cho trẻ ngứa ngáy, quấy khóc làm cho các ba mẹ lo lắng và bận tậm hơn. Hãy cùng Antoanvesinh liệt kê những bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ em nhé

Chàm trẻ em ( Chàm sữa)

Bệnh chàm sữa hay còn gọi là lác sữa là một dạng của bệnh chàm thể tạng, thường gặp ở trẻ sơ sinh từ 2 tháng tuổi. Đây là tình trạng viêm da mãn tính, không lây, do trẻ có cơ địa dị ứng hoặc do di truyền. Bệnh có thể kéo dài đến khi trẻ 2 tuổi với những tổn thương điển hình xuất hiện ở hai bên má.

Bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh được phân thành 3 cấp độ:

  • Cấp tính: Vùng da tổn thương với những mụn nước màu đỏ hồng, có chứa dịch, gây ngứa.
  • Mãn tính: Vùng da bị tổn thương thành từng mảng, khô rát, dày, tróc vảy, sắc tố da thay đổi sau khi bị viêm.
  • Bán cấp: Tổn thương ở giai đoạn trung gian giữa cấp tính và mãn tính.

Viêm da nhiễm khuẩn – Viêm da mủ là gì?

Da chiếm diện tích lớn nhất trong cơ thể, có chức năng chính là bảo vệ cơ thể khỏi môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, da cũng có thể bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng da có nhiều nguyên nhân gây ra và các triệu chứng có thể từ nhẹ đến nặng. Phần lớn các bệnh về da ở mức độ nhẹ có thể điều trị được bằng thuốc không kê đơn và các biện pháp vệ sinh tại chỗ tự thực hiện tại nhà, trong khi các nhiễm trùng da nặng hơn cần được chăm sóc y tế.

Da người còn là “đất sống màu mỡ” của nhiều loài vi khuẩn, thậm chí cả nấm và kí sinh trùng. Các loại vi khuẩn thường gặp nhất là tụ cầu (staphylococcus) và liên cầu (streptococcus). Ở điều kiện bình thường, các vi khuẩn này không gây bệnh trên da, nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi (cơ thể suy yếu, tình trạng vệ sinh da kém, môi trường nóng nực, ngứa ngáy, gãi, chấn thương ở da, bệnh đái tháo đường…) thì các vi khuẩn này sẽ tăng độc tính và gây ra tình trạng nhiễm trùng trên da, điển hình nhất là viêm da mủ.

Rôm sảy

Rôm sảy hay phát ban nhiệt là một tình trạng xảy ra trong thời tiết nóng, ẩm ướt. Rôm sảy thường không gây đau đớn nhưng có thể gây khó chịu và ngứa. Cảm giác châm chích dai đẳng có thể gây khó chịu. Một số mụn có thể gây đau khi bạn chạm vào.

Rôm sảy thường lành tính và không cần điều trị. Tuy nhiên, dạng rôm sảy nhiễm trùng nặng có thể cần được điều trị y tế, do đó, cách tốt nhất để giảm các triệu chứng là làm mát da và ngăn đổ mồ hôi.

Hăm tã

Hăm tã là từ thông dụng để chỉ ban đỏ hoặc kích ứng tại vùng da đóng bỉm. Thuật ngữ y khoa: viêm da do tã (diaper dermatitis) thuộc nhóm viêm da kích ứng do tiếp xúc (irritant contact dematitis) – chú ý nhé, không hề có chữ “dị ứng”. Dấu hiệu sớm nhất của hăm tã thường là đỏ da hoặc các chấm nhỏ đỏ đỏ vùng bụng dưới, hai mông đít, bìu hoặc bím, ngấn đùi, bẹn – vùng da trực tiếp tiếp xúc với bỉm ướt bẩn. Hăm tã thường nhẹ, hiếm khi nặng nề và thường khỏi sau 3 – 4 ngày chăm sóc đúng cách.

Mụn nhọt

Mụn nhọt là bệnh ngoài da do nhiều nguyên nhân như: vi khuẩn, thời tiết nóng ẩm, vệ sinh không sạch sẽ, chế độ dinh dưỡng không khoa học (ít ăn rau, uống ít nước, nhiều đồ ngọt). Từ đó gây ra viêm nang lông và xuất hiện những vết sưng đỏ, gọi là mụn nhọt. Sau một thời gian sẽ thấy nóng lên, cứng hơn và gây đau nhức cho trẻ. Tuy nhiên, các nốt mụn sẽ nhanh chóng bị vỡ ra và khô lại.

Mụn sữa

Mụn sữa là bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh khá phổ biến, còn được gọi là nang kê. Biểu hiện là những mụn nhỏ li ti nổi trên má, cằm, trán và lưng ngay khi trẻ ra đời hoặc một vài tuần sau sinh. Tình trạng này có thể xuất hiện nhiều hơn khi thời tiết nóng, da trẻ bị dị ứng với sữa hoặc với chất liệu quần áo. Tuy nhiên, chúng sẽ tự biến mất sau vài tuần mà không cần một biện pháp chữa trị nào đặc biệt.

Chốc lở

Tương tự như viêm da có mủ, chốc lở là bệnh ngoài da ở trẻ do vi khuẩn gây ra khi vệ sinh chưa sạch sẽ hoặc sai cách. Khi bị chốc lở sẽ xuất hiện những mụn nước tròn và dẹt ở má rồi lan ra cằm, trán. Sau 2 đến 3 giờ, các mụn nước này sẽ đục dần, mưng mủ rồi vỡ ra và đóng vảy màu vàng. Khi vảy chốc ra sẽ để lại vết thâm, sẹo. Đặc biệt nếu bị nhiễm trùng có thể gây sốt cao nguy hiểm và gây ra biến chứng viêm cầu thận, biểu hiện là phù mặt, tiểu ít, tăng huyết áp,..

Thủy đậu

Trước đây bệnh rất phổ biến và hiện nay thì ít gặp hơn do có vacxin thủy đậu. Bệnh rất dễ lây, lan truyền dễ dàng, và để lại ban ngứa và các đốm đỏ hoặc phỏng giộp trên toàn bộ cơ thể. Các đốm đỏ tiến triển qua các giai đoạn: hình thành phỏng giộp, phỏng giộp vỡ, khô và đóng vẩy. Bệnh thủy đậu có thể rất nghiêm trọng. Tất cả trẻ em đều đã được nhận một liều vacxin thủy đậu. Do đó trẻ lớn và người lớn không bao giờ còn mắc bệnh

Tay chân miệng

Bệnh tay, chân và miệng xuất hiện do virus coxsackie gây ra. Đây là một bệnh nhiễm trùng ở trẻ nhỏ phổ biến, đặc biệt là trong mùa hè và đầu mùa thu. Tình trạng này thường bắt đầu bằng cơn sốt, sau đó phát triển thành phát ban không gây ngứa trên cơ thể, bao gồm cả tay và chân.

Bệnh tay, chân, miệng là bệnh da liễu ở trẻ em có thể gây lở miệng, làm xuất hiện các vết loét đau đớn và ảnh hưởng đến khả năng ăn uống. Bệnh còn dễ lây lan thông qua tiếp xúc, thường là do ho và hắt hơi. Thông thường, bệnh tay, chân và miệng có thể tự khỏi trong vòng một tuần.

You may also like

Leave a Comment